Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Nước Nga đang trong một cơn bão thực sự

Tình hình của Nga không thể xấu hơn, đồng rúp rớt giá thê thảm, Belarus và SNG ngừng tiếp nhận đồng nội tệ Nga.

Khủng hoảng đồng rúp là phần tin thời sự quốc tế nổi bật nhất trên các báo thế giới mấy ngày qua. Giới phân tích kinh tế khắp nơi hiện đang tìm kiếm nguyên nhân thực thụ khiến đồng nội tệ của Nga rớt giá thê thảm. Belarus đã từ chối giao dịch với Nga bằng đồng rúp và một số nước SNG khác có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga cũng bắt đầu dừng tiếp nhận đồng nội tệ Nga trong các thanh toán song phương.

Tại sao đồng rúp rớt giá thê thảm?

Một bộ phận chuyên gia cho rằng đây là hệ quả trực tiếp của một cuộc chiến tỷ giá có chủ đích từ bên ngoài, trong khi một số khác lại nhấn mạnh đây là sự kết hợp giữa thể trạng không tốt của nền kinh tế Nga với môi trường kinh tế bất lợi trên bình diện quốc tế.

Các lệnh trừng phạt được thông qua từ nhiều tháng chỉ có tác động rất nhỏ tới đồng rúp. Chính việc giá dầu sụt giảm mạnh, nhất là sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tại cuộc họp ngày 27/11 quyết định không cắt giảm sản lượng, đã đẩy đồng rúp rơi tự do.

Giá trị của đồng rúp hiện đã giảm 45% so với hồi đầu năm. Trong một dấu hiệu cho thấy Ngân hàng trung ương Nga đang mất khả năng kiểm soát tình hình, việc tăng mạnh lãi suất cũng không thể trấn an được các thị trường. Các nhà phân tích dự đoán Nga sẽ bắt đầu bán ngoại tệ với lượng lớn hơn để ngăn chặn đà giảm giá của đồng rúp, nhưng Moskva đang tỏ ra do dự, do Ngân hàng trung ương Nga quan ngại về khả năng giảm sút dự trữ ngoại tệ.

Báo Le Monde (Pháp) viết: “Khởi đầu hoảng loạn tại Moskva”. Đồng rúp đã bị mất giá đến 20% vào ngày 16/12 vừa qua. Người dân Nga đã ồ ạt đi mua sắm và trữ hàng do sợ rằng giá cả sẽ bị đội lên. Tại các cửa hiệu đổi ngoại tệ, người ta xếp hàng dài dằng dặc để đổi lấy đồng USD hay euro do có những lúc đồng rúp tụt giảm mạnh đến mức 100 rúp/euro. Các ngân hàng buộc phải giới hạn rút tiền bằng ngoại tệ ở mức 2.000 euro/người. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng trung ương Nga đã phải bán ra một số ít ngoại tệ dự trữ nhằm ổn định đồng nội tệ.

Giá thành sản xuất dầu

Dầu rớt giá xuống 60 USD/thùng là một đòn phũ phàng đối với kinh tế Nga. Theo mạng Kinh tế Phượng Hoàng (Hong Kong), giá thành sản xuất dầu ở Nga là 30 USD/thùng, tính ra vẫn có lãi, nhưng khi tổng thu nhập ngân sách từ dầu lửa mất đi 50% thì kinh tế Nga sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Giá thành sản xuất dầu thế giới

Lifting Costs
Finding Costs
Total Upstream Costs
United States  Average
$12.18
$21.58
$33.76
    On-shore
$12.73
$18.65
$31.38
    Off-shore
$10.09
$41.51
$51.60




All Other Countries  Average
$9.95
$15.13
$25.08
    Canada
$12.69
$12.07
$24.76
    Africa
$10.31
$35.01
$45.32
    Middle East
$9.89
$6.99
$16.88
    Central & South America
$6.21
$20.43
$26.64
Tại Mỹ, giá thành trung bình bao gồm chi phí thăm dò và chi phí bơm dầu lên là 33,76 USD/thùng;

trong khi giá thành trung bình của tất cả các nước khác là 25,08 USD/thùng (http://www.eia.gov/tools/faqs/faq.cfm?id=367&t=6)

Theo số liệu do của một nhà kinh tế cao cấp từng làm việc cho Liên hợp quốc cung cấp, bảng trên cho thấy, giá thành bao gồm chi phí tìm dầu và chí phí bơm dầu lên.  Nhìn vào chi phí, ta thấy chi phí bơm dầu lên chỉ từ 6-13 USD/thùng.  Chi phí bơm lên này tăng đáng kể trong vòng 10 năm nay ở Mỹ từ 4 USD lên 15 USD/thùng. Đây là chi phí trung bình, có thể có nhiều mỏ chi phí cao hơn. Hãng dầu sẽ không ngừng bơm dầu nến giá bán trên thị trường cao hơn giá bơm lên.

Tác động của rớt giá dầu đối với nước Nga

Sự thăng trầm của nền kinh tế Nga đang gắn với ngành dầu khí. Giá dầu cứ giảm 1 USD sẽ khiến ngân sách của nước này mất khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. Trong 5 năm qua, phần đóng góp của dầu mỏ trong ngân sách Nga vẫn chiếm 50% (và 70% kim ngạch xuất khẩu). Nếu giá dầu không tăng trở lại thì theo một số tính toán, Nga sẽ mất 40-60 tỷ USD trong năm tới. Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, với giá dầu thấp và đồng rúp yếu như hiện nay, ngân sách Nga năm tới sẽ thâm hụt 500 tỷ rúp. Cùng với thiệt hại do nhập khẩu giảm và tăng trưởng GDP chậm lại, ngân sách sẽ thâm hụt tổng cộng 1.000 tỷ rúp, tương đương 6,6% dự toán thu ngân sách. Giới phân tích cho rằng khoản thâm hụt này không thể bù đắp bằng dự trữ và các nguồn khác nên nhiều khả năng Nga sẽ phải cắt giảm chi tiêu.

Mặc dù giá dầu giảm là trung tâm của vấn đề, tác nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay có thể là việc Nga hỗ trợ công ty dầu mỏ quốc doanh Rosneft. Chính phủ Nga đang in tiền để hỗ trợ công ty dầu mỏ đang phải đối phó với tình trạng nợ ngày càng tồi tệ. Rosneft đang phải tìm cách thanh toán hàng tỷ USD tiền nợ đang sắp đến hạn thanh toán. Đồng thời, thông tin về việc Nga đang in tiền dường như đã châm ngòi cho việc bán tháo đồng rúp chỉ trong vài ngày gần đây.

Dự trữ quốc gia của Nga chỉ đủ sử dụng trong tối đa là hai năm. Tính đến ngày 1/12, dữ trữ ngoại tệ của Nga là 418,8 tỷ USD. Trong khi đó, toàn bộ ngân sách Liên bang năm 2014 là 314 tỷ USD. Theo các số liệu của tạp chí Nhà kinh tế, Nga khó có thể sử dụng được toàn bộ số ngoại tệ dự trữ 419 tỷ USD của mình. Với phần lớn ngoại hối không có tính thanh khoản, Nga chỉ có khoảng 200 tỷ USD để đối phó với cơn bão tiền tệ hiện nay. Vladimir Klimanov, Giám đốc Viện Cải cách Tài chính Công, nhận định trong điều kiện khó khăn như hiện nay, giống như trong cuộc khủng hoảng tài chính 2009-2010, lượng tiền dự trữ của Nga chỉ đủ sử dụng tối đa không quá hai năm.

Đồng rúp mất giá không có lợi cho kinh doanh và cuộc sống của người dân Nga. Giá dầu giảm tác động tới cán cân thương mại, tác động tới tỷ giá và làm tăng lạm phát. Điều này có nghĩa là thu nhập của hộ gia đình trên thực tế có thể giảm sút, khiến nhu cầu yếu. Tất cả điều này có thể tác động tới tăng trưởng GDP. Và cuối cùng sẽ tác động tới vị thế chính trị của Tổng thống Putin./.

 Tổng hợp các nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến