Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

CÂU HỎI ĐỒ ÁN KTTC 1

các bạn trả lời hộ mình mấy câu hỏi này với nhé:
1. Đồ án tớ dầm chính lớn hơn dầm phụ thì khi thiết kế ván khuôn khác nhau chỗ nào?
2. kiểm tra cao trình ván đáy dầm và chiều dày bê tông sàn thế nào?
3. đổ bê tông cột đến đâu? sao ko đổ luôn 2,3,4 tâng 1 lúc?
4. đặt xà gồ, ván sàn theo phương nào? tại sao?
5. giằng có tham gia chịu lực ko? khi nào hệ giằng làm việc?
6. khi nào tháo ván khuôn? sao để biết bê tông đã đạt cường độ như vậy?
7. trong các thông số chọn cần trục H L Q thông số nào quan trọng nhất?
8. Yêu cầu m>=n+1 trong thi công dây chuyền nhằm mục đích gì?
9. tăng đơ và cột chống lắp cái nào trước?

TRẢ LỜI


1. Dầm chính lớn hơn dầm phụ, khi thiết kế ván khuôn thì khác ván thành dầm

2. Kiểm tra cao trình ván đáy dầm và chiều dày bê tông sàn bằng máy thủy bình.
3. Đổ bê tông cột đến cốt đáy dầm, sau đó lắp dựng cốp pha dầm sàn .
Câu hỏi sau chưa rõ, phân làm 2 câu phụ: a/ Không đổ luôn bê tông dầm sàn 2,3,4 tầng cùng một lúc vì công nghệ thi công hiện tại là thi công lần lượt, sàn trên chống xuống sàn dưới, vì thế phải chờ bê tông sàn dưới đạt mác thì mới có thể thi công đổ sản tiếp theo.
b/ Không đổ bê tông cột luôn 2.3.4 tầng cùng lúc vì phải đổ bê tông dầm sàn sau khi đổ bê tông cột 1 tầng. Lý do là để thép dầm và sàn truyền lực lên thép cột của tầng đó. Nếu đổ cột trước thì thép dầm sàn không đặt được vào cột, khiến cho khả năng làm việc của hệ khung bị sai.
4. Đặt xà gồ theo phương cạnh ngắn của sàn, lý do là Ưu tiên đỡ phương chịu lực của sàn. Ván sàn đặt lên trên xà gồ theo phương vuông góc với xà gồ.
5. Câu hỏi chưa rõ, là giằng tường hay giằng móng, chia làm 2 câu trả lời nhỏ
a/ Giằng tường có tham gia chịu lực khi tường chịu tải trọng ngang, có tác dụng tăng cứng cho hệ tường.
b/ Giằng móng có tác dụng chịu momen do cột gây ra, truyền tải trọng đúng tâm xuống cho móng, tăng diện tích truyền tải của công trình xuống đất nền, giảm chiều cao tính toán của cột. Giằng móng luôn luôn hoạt động.
6. Tháo ván khuôn khi bê tông đã đạt cường độ mác thiết kế.
Với ván khuôn cột, khi bê tông cột đủ chịu được tải trọng bản thân 50 DaN/m thì có thể tháo ván khuôn.
Với ván khuôn sàn, cần kiểm tra bằng công tác nén mẫu bê tông trong phòng thí nghiệm, có các thí nghiệm R7, R14 và R28 để xác định.
7. Nghiên cứu lại sách
8.Nghiên cứu lại sách
9. Lắp cột chống trước, sau đó lắp tăng đơ để cân chỉnh lại cột.


10 câu của thầy CTA là thanh chống xiên và tăng đơ lắp cái nào trước? chức năng nó?
nguyên tắc chọn máy trộn Bt với cần trục ntn? Dựa vào thông số nào để chọn 2 máy đó


11.tại sao phải chia phân đoạn? nguyên tắc chia phân đoạn là gì? tác dụng của nó!
e dùng tiêu chuẩn nào để tính toán?


12.Nguyên tắc chia phân khu, tại sao chia phân khu ntn?
13.Cách tính xà gồ, vàn thành ván sàn ( sơ đồ tính, tải trọng,...


14.tăng đơ trong cột ở cột có tác dụng gì? dựa vào đâu mà a vẽ tăng đơ như vậy?

15.quy trình thi công của anh là như thế nào?


16.nguyên tắc chọn cần trục và bố trí cần trục?


17.nguyên tắc thi công 2 dàn giáo rưỡi là ntn?.



18.Cái cột chống chữ T ấy, có 2 thanh xiên xiên để làm gì? Bỏ đi dc ko? Vì sao?

19.Biểu đồ nhân lực cho biết những điều gì? 

20. Tại sao lại đặt ván đáy lọt trong ván thành. 

21. Ván diềm đặt ở 

đâu? Chức năng của nó? Bỏ đi dc ko? Vì sao? ( Đấy là câu hỏi của mình) còn nhiều câu của các bạn khác ko tiện cm

22.có ai bị hỏi câu ống đổ bê tông làm bằng gì và tại sao k :(( k biết trả lời ntn

câu khoai nhất theo bản vẽ thì nên đặt cần trục ở đâu :))

Mình cố gắng sắp xếp câu hỏi theo thứ tự rồi,các bạn cùng nhau comment thảo luận phía dưới,ai biết câu nào thì trả lời để cùng giúp đỡ mọi người






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến