Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Những cây cầu đáng sợ nhất hành tinh

Người dân địa phương có thể đi qua các cây cầu này một cách dễ dàng, nhưng với du khách, đây là một môn thể thao mạo hiểm, đòi hỏi lòng can đảm và kỹ năng.



Cầu qua rừng, khu nghỉ dưỡng Tree House, Jaipur, Ấn Độ: Có thể nói đây là cây cầu an toàn nhất trong danh sách này, do nằm trong một khách sạn trên cây ở Ấn Độ. Tuy nhiên, du khách nên tránh bước chân lên đây nếu đã lỡ uống nhiều ở quán bar của Tree House.

Cầu treo trên sông Baliem, Tây New Guinea: Cầu treo này không chỉ rất thô sơ mà còn có độ dốc lớn, khiến việc sang được bên kia bờ là cả một kỳ công.
Cầu treo trên sông Baliem, Tây New Guinea: Cầu treo này không chỉ rất thô sơ mà còn có độ dốc lớn, khiến việc sang được bên kia bờ là cả một kỳ công.
Cầu treo Hussaini, Pakistan: Không khó để du khách nhận thấy vì sao đây được coi là một trong những cây cầu nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi bước chân là một bước đánh cược với tử thần. Tuy nhiên, nơi này lại thu hút những du khách ưa thử thách và muốn chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ nơi đây.
Cầu treo Hussaini, Pakistan: Không khó để du khách nhận thấy vì sao đây được coi là một trong những cây cầu nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi bước chân là một bước đánh cược với tử thần. Tuy nhiên, nơi này lại thu hút du khách ưa thử thách và muốn chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ nơi đây.
Cầu giữa rừng rậm, Pirenopolis, Brazil: Là một phần trong tuyến leo dây giữa rừng ở Pirenopolis, đoạn cầu này sẽ khiến du khách toát mô hôi, bởi nơi đặt chân thực chất là những thanh gỗ đung đưa.
Cầu giữa rừng rậm, Pirenopolis, Brazil: Là một phần trong tuyến leo dây giữa rừng ở Pirenopolis, đoạn cầu này sẽ khiến du khách toát mồ hôi, bởi nơi đặt chân thực chất là những thanh gỗ đung đưa.
Cầu qua sông Kanka, Kashmir, Ấn Độ: Người dám dừng lại để chụp bức selfie ấn tượng này hẳn phải có thần kinh thép. Cây cầu được ghép từ những thanh gỗ mỏng manh bắc ngang con sông chảy xiết này không dành cho người yếu tim.
Cầu qua sông Kanka, Kashmir, Ấn Độ: Người dám dừng lại để chụp bức selfie ấn tượng này hẳn phải có thần kinh thép. Cây cầu được ghép từ những thanh gỗ mỏng manh bắc ngang con sông chảy xiết này không dành cho người yếu tim.
Cầu lưng chừng trời, Mondsee, Áo: Nếu đủ can đảm đi trên cây cầu này, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành của dãy Alps và ngắm nhìn khung cảnh núi non hùng vĩ.
Cầu lưng chừng trời, Mondsee, Áo: Nếu đủ can đảm đi trên cây cầu này, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành của dãy Alps và ngắm nhìn khung cảnh núi non hùng vĩ.
Cầu treo núi Nimbus, British Columbia, Canada: Để lên được đỉnh cao nhất của dãy Nimbus, du khách phải đi qua một cây cầu treo ở độ cao chóng mặt, trên phông nền là những ngọn núi phủ tuyết tuyệt đẹp và những con đại bàng bay ngang đầu.
Cầu treo núi Nimbus, British Columbia, Canada: Để lên được đỉnh cao nhất của dãy Nimbus, du khách phải đi qua một cây cầu treo ở độ cao chóng mặt, trên phông nền là những ngọn núi phủ tuyết tuyệt đẹp và những con đại bàng bay ngang đầu.
Cầu qua sông Mekong, Lào: Sông Mekong chảy qua 6 quốc gia, với dòng nước từ hiền hòa tới hung dữ. Những cây cầu đơn sơ không phải là hiếm, nhưng cầu chỉ với hai sợi dây như ở Lào có lẽ là độc nhất vô nhị. Chắc chắn không du khách nào muốn liều mạng đi qua đây cả.
Cầu qua sông Me Kong, Lào: Sông Me Kong chảy qua 6 quốc gia, với dòng nước từ hiền hòa tới hung dữ. Những cây cầu đơn sơ không phải là hiếm, nhưng cầu chỉ với hai sợi dây như ở Lào có lẽ là độc nhất vô nhị.
Cầu qua khe nứt, Everest, Nepal: Những cây cầu này không cố định, do người Sherpa bắc mỗi năm để giúp các du khách leo Everest vượt qua thác băng Khumbu. Du khách phải cận trọng từng bước đi, trong lúc vác theo một balô nặng, chỉ cần sơ sảy một chút là tai nạn chết người có thể xảy ra.
Cầu qua khe nứt, Everest, Nepal: Những cây cầu này không cố định, do người Sherpa bắc mỗi năm để giúp các du khách leo Everest vượt qua thác băng Khumbu. Du khách phải cận trọng từng bước đi, trong lúc vác theo một balô nặng, chỉ cần sơ sảy một chút là tai nạn chết người có thể xảy ra.

Theo Zing.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến