Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam

Đường trên cao, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, hầm Thủ Thiêm... được đưa vào sử dụng đã góp phần phát triển kinh tế, tạo điểm nhấn cho các đô thị.



Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng - Hòa Lạc) được bàn giao ngày 3/10/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là tuyến cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Đường trên cao vành đai 3 - đường trên cao đầu tiên ở Việt Nam là điểm nhấn nổi bật của ngành giao thông với điểm đầu ở Mai Dịch, điểm cuối ở phía Bắc Hồ Linh Đàm kết nối với cầu cạn Pháp Vân dài 6 km tạo thành đường trên cao vành đai 3 dài 15 km nối với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì. Khánh thành tháng 10/2012, tuyến đường dài 8,9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chính tuyến, tốc độ thiết kế 100 km/h với 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp được đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài 265 km, có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội), điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, Lào Cai). Đây còn là một phần của đường Xuyên Á AH14. Dự án khởi công từ quý 3 năm 2008, hoàn thành dịp tháng 9/2014. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội - Yên Bái có 4 làn xe, cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h, đoạn Yên Bái - Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nối hai đầu mối giao thông Hà Nội và Ninh Bình thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam. Tuyến đường dài 56 km, mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120 km/h. Ngoài bề rộng mặt đường 22 m, tuyến có dải phân cách giữa, dải dừng xe khẩn cấp và dải an toàn.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Cầu Nhật Tân - một trong 7 cây cầu bắc qua sông Hồng ở khu vực Hà Nội - nối quận Tây Hồ và huyện Đông Anh. Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được khởi công tháng 3/2009, khánh thành tháng 1/2015 đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo thành tuyến cao tốc nội đô hiện đại. Cầu dài 3,9 km cùng hơn 5 km đường dẫn, với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Đường Võ Nguyên Giáp có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Tuyến đường này có mặt cắt rộng 80 - 100 mét, 6 làn xe chạy, tốc độ tối đa 80 km/h. Tổng chiều dài 15 km (12 km đường và 3 km cầu Nhật Tân), tuyến đường này đã rút ngắn cự ly và thời gian từ sân bay Nội Bài về nội đô Hà Nội đồng thời giảm tải cho quốc lộ 3 và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Nhà ga T2 sân bay Nội Bài một trong 3 dự án thuộc cụm công trình được khánh thành đầu năm 2015. Nhà ga mới nằm cách nhà ga cũ T1 gần 1 km, diện tích gần 140.000 m2, tổng mức đầu tư xấp xỉ 900 triệu USD, hoàn thành sau gần 3 năm xây dựng. Theo công suất thiết kế, mỗi năm công trình này phục vụ khoảng 10 triệu lượt khách tính đến năm 2020 và 15 triệu lượt khách tính đến năm 2030.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Cầu vượt ngã 3 Huế (Đà Nẵng) nằm trên quốc lộ 1A, là cầu vượt 3 tầng đầu tiên ở Việt Nam. Thi công trong khoảng 16 tháng, cầu có kết cấu gồm tầng mặt đất, vòng xuyến và tầng 2. Công trình chịu được động đất cấp 8.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Với tổng mức đầu tư gần 1.800 tỷ đồng (theo hình thức BT - xây dựng, chuyển giao), cầu có 491 cọc khoan nhồi và 50 nhịp, tổng chiều dài hơn 2 km. Mỗi tầng cầu có 4 làn xe. Tầng mặt đất là các nhánh rẽ không giao với đường sắt, tầng 2 là vòng xuyến trên cao rộng 15 m, các nhánh rẽ rộng 16 m. Tầng trên cùng ưu tiên cho hai hướng phương tiện lưu thông giữa Huế và Đà Nẵng.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, thành phố Đà Nẵng. Cầu dài 666 m, rộng 37,5 m với 6 làn được thông xe tháng 3/2013, kinh phí gần 1.500 tỷ đồng. Con rồng sắt chạy dài trên cầu có thể phun lửa và nước lúc 21h thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam

Hầm vượt sông Sài Gòn (hay còn gọi là Hầm Thủ Thiêm) là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối quận 1 (TP HCM) với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Công trình được đánh giá là hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á với 6 làn xe ôtô được dìm dưới lòng sông Sài Gòn.
Cao tốc Long Thành - Dầu Giây
Cao tốc Long Thành - Dầu Giây dài 55 km nối TP HCM với Đồng Nai. Tuyến đường được đầu tư gần 21.000 tỷ đồng, vận tốc thiết kế 120km/h giúp rút ngắn lộ trình từ TP HCM đi Vũng Tàu còn 95 km với thời gian khoảng 80 phút thay vì 120 km và 150 phút như trước.
Cao tốc TP HCM Trung Lương
Cao tốc TP HCM - Trung Lương nối TP HCM với Tiền Giang các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chiều dài toàn tuyến là 61,9 km, vận tốc thiết kế 120 km/h, tổng kinh phí đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ
Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (trước đây gọi là đại lộ Đông Tây, mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng) - một trong những con đường hiện đại nhất TP HCM. Đường dài gần 22 km, bắt đầu từ xa lộ Hà Nội (quận 2) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh). 13 km từ hầm vượt sông Sài Gòn (quận 1) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) là đại lộ Võ Văn Kiệt. Còn đại lộ Mai Chí Thọ (từ xa lộ Hà Nội về đến hầm vượt sông Sài Gòn, phía quận 2) dài 9 km, rộng 140 m.
Đường Phạm Văn Đồng
Đường Phạm Văn Đồng có tổng đầu tư 340 triệu USD, khởi công vào tháng 6/2008, dự kiến khánh thành toàn tuyến trước Tết nguyên đán 2015. Đây là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố kết nối sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1A và quốc lộ 1K, tạo ra hướng giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và kết nối với Bình Dương, Đồng Nai.
Những công trình giao thông hiện đại nhất Việt Nam
Cầu Phú Mỹ - cầu dây văng lớn nhất TP HCM, bắc qua sông Sài Gòn, kết nối hai khu đô thị mới Thủ Thiêm và Phú Mỹ Hưng, quận 7 với quận 2 và quận 9. Cầu cũng giúp việc lưu thông trên quốc lộ 1A đoạn từ miền Bắc và miền Trung đi đồng bằng sông Cửu Long đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh được rút ngắn.
Theo Zing.vn

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Thông cầu Mỹ Lợi, từ TP HCM đi Tiền Giang chỉ 25 km

Người dân Tiền Giang đi TP HCM sẽ không còn phải mất thời gian chờ phà Mỹ Lợi hoặc đi đường vòng qua Quốc lộ 1 - Cao tốc TP HCM - Trung Lương xa hơn 75 km.


Ngày 26/8, đại diện Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) - chủ đầu tư dự án cầu Mỹ Lợi (nối Long An - Tiền Giang) cho biết cầu sẽ chính thức thông xe kỹ thuật vào ngày 29/8 sau khoảng 20 tháng thi công.
Khi cầu Mỹ Lợi đi vào hoạt động, người dân từ thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang) có thể đi đến TP HCM bằng đường bộ với cự ly khoảng 25 km, rút ngắn khoảng 75 km so với đi đường Quốc lộ 1 và đường cao tốc TP HCM - Trung Lương như trước đây.

Cầu Mỹ Lợi nối giữa Long An - Tiền Giang sẽ chính thức thông xe kỹ thuật vào ngày 29/8 sau khoảng 20 tháng thi công.
Cây cầu có chiều dài hơn 2,6 km bắc qua sông Vàm Cỏ (phần cầu dài hơn 1,4 km) nối liền tuyến quốc lộ 50, huyện Cần Đước tỉnh Long An và thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng mức đầu tư hơn 1.438 tỷ đồng.
Bề ngang cầu rộng 12 m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.
Theo Ban Quản lý dự án 7, tuyến Quốc lộ 50 có chiều dài 88,9 km, là tuyến đường trọng yếu trong mạng lưới giao thông đường bộ nối TP HCM đi vùng duyên hải phía đông của tỉnh Long An, Tiền Giang và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại.
Phối cảnh cầu Mỹ Lợi khi được xây dựng xong.
Phối cảnh cầu Mỹ Lợi khi được xây dựng xong.
Tuyến giao thông giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của 2 tỉnh Tiền Giang, Long An và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay quốc lộ 50 đã và đang được nâng cấp, cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực và góp phần chia sẻ lưu lượng xe với Quốc lộ 1.
Tuy nhiên, tại đoạn tuyến vượt qua sông Vàm Cỏ từ trước đến nay phải dùng phà để đưa các phương tiện giao thông qua sông.
Đây là điểm trở ngại lớn, gây chậm trễ và hạn chế năng lực thông xe trên toàn tuyến, hạn chế sự phát triển kinh tế, xã hội của các khu vực lân cận. Mặt khác, đường dẫn xuống phà hẹp, thường xảy ra hiện tượng ùn tắc xe.
Đường lên cầu Mỹ Lợi phía tỉnh Tiền Giang.
Đường lên cầu Mỹ Lợi phía tỉnh Tiền Giang.
Vì vậy, việc đầu tư xây dựng dự án cầu Mỹ Lợi thay thế cho bến phà hiện hữu là rất cần thiết nhằm nối thông hoàn toàn tuyến Quốc lộ 50, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường đảm bảo an ninh quốc phòng các tỉnh duyên hải khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM.    
Theo Zing.vn

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

36 điều cấm kỵ trong kiến trúc nhà ở

Dưới đây nghiên cứu về một số hình thể sát trong kiến trúc theo "Dương trạch tam yếu", chủ yếu căn cứ từ góc độ tạo hình kiến trúc.
Trước cao, sau thấp gọi là thế nhà nhô đầu, chủ về cô quả, nghèo hèn. Hai bên sau nhà có hai dãy nhà thẳng, gọi là thế nhà xe đẩy. Nhà phía trước, phía sau thấp, ở giữa có tầng cao vọt lên, là thế hai đời chồng.
Phía sau gian nhà chính, tại mé đông, hoặc tây hoặc nam, hoặc bắc hay chính giữa có một, hai gian phòng nhô lên, là phạm "mai nhi sát" (họa chôn con). Bốn xung quanh nhiều phòng ốc, ở giữa là thiên tỉnh, ra vào không có cổng cửa, là phạm "giang thi sát" (họa gánh xác).
Phía sau nhà có căn nhà thẳng dọc, là phạm "xạ sát" (họa bị bắn). Nhà bên phải, bên trái thấp, ở giữa cao là phạm "xung thiên sát".

Nhà có hai dãy trước, sau, hai mé bên lại có hay dãy nhà chái nối liền hai dãy nhà chính lại, tạo nên sân giữa chính hình vuông, bốn góc chái nhà đâm vào nhau, là phạm vào "mai nhi sát" (họa chôn con).
Nhà có ba gian, gian ở giữa đặt bình phong là phạm "đình táng sát" (họa tang ma). Đằng trước hay đằng sau nhà bị nước từ mái nhỏ xuống thềm, chủ sinh bệnh tật về máu.
Trước nhà bị xà nhà, rường kèo, mái nhà chĩa vào, là phạm "xuyên tâm sát" (họa xuyên tim). Sau nhà, ở mé Bạch Hổ có một gian nhà ngang, là phạm phải "tự ải sát" (họa treo cổ).
Sau nhà có hình tựa như mũi tên lao thẳng vào là phạm phải "ám tiễn sát" (họa tên ngầm). Sau nhà, ở mé Thanh Long có một gian nhà ngang, là phạm phải "đầu hà sát" (họa nhảy sông).
Sau nhà chính làm hiên cao, lại có nhà chính hợp lại như hình chữ Công là phạm "công tự sát" (sát chữ Công). Cửa phía trước hay phía sau bị trụ cổng, tay nắm cổng, trụ tường hoặc chái nhà chiếu thẳng vào là phạm "cô độc sát" (họa cô độc).
Giữa hai dãy nhà phía trước và phía sau có một dãy nhà ngang nối liền hai đầu của hai dãy nhà là phạm "vong tự sát". Phía trên xà chính của nhà ở có thanh gỗ hình chữ Bát là thế phản nghịch.
Hai bên giếng trời ở phía trước hoặc phía sau bị hồi, đốc nhà chiếu thẳng vào, là phạm "kim tự sát" (sát chữ Kim), nếu ở phương tây lại càng thêm nghiêm trọng.
Tầng một của nhà ở phía trước phía sau đều có mái hiên đua ra, chủ về vợ chồng, anh em bất hòa. Trước cửa tường bao bốn phía, ở giữa mở một cổng, người ở hai nhà bên cạnh đều ra vào qua cổng này, tạo nên đường đi như hình chữ hỏa, bất lợi.
Trục cuốn trên cửa lộ ra ngoài, chủ về việc sản xuất làm ăn khó khăn. Một nhà mở liền ba cửa như hình chữ phẩm, chủ về điều tiếng tranh chấp. Hai cổng chính đối diện với nhau là thế cãi nhau, chủ về bất hòa. Trước cổng chính có nhiều ô cửa chiếu vào là bất lợi. Mái hiên phía trước nhỏ nước vào mái hiên phía sau, mái hai nhà nối liền nhau là bất lợi.
Mé bên trái, bên phải phía trước nhà có ao nước nhỏ, khi nước đầy, thì cao bên phải chảy sang ao bên trái, hoặc ao bên trái chảy sang ao bên phải, là thế "liên lệ nhãn" (mắt nối lệ), bất lợi.
sa
Trước cửa phòng ngủ không nên đắp hòn giả sơn, vì sẽ phạm "trụy thai sát" (họa sảy thai). Trước cửa có bãi đá lởm chởm, là phạm "lỗi lục sát" (họa trắc trở). Trước cửa nhà có khu rừng rậm, là thế quái vật nhập môn.
Trước hoặc sau nhà có chùa miếu là bất lợi. Phương Lộc Tồn không nên có cây cối bị dây leo bao phủ, gọi là "cây thắt cổ". Trước cửa nhà có đường đi hình chữ Xuyên, tức ba đường dọc song song, là bất lợi.
Cổng chính bị đỉnh núi chiếu thẳng vào là phạm xuyên sát, đại kỵ. Phía trên giường có xà vắt qua là phạm "huyền châm sát" (sát do cây kim treo lơ lửng), chủ về tổn hại người nhỏ tuổi.
Nếu nhà ở tạo hình trước cao sau thấp là trái với trạng thái hòa thuận vợ chồng, chắc chắn sẽ gây xung khắc, chết chồng chết vợ, tức là thế góa bụa…
Các sát của dương trạch chỉ về bố cục của toàn thể khu nhà ở, đồng thời cũng theo bao quát đến từng chi tiết nhỏ trong kiến trúc, kết hợp cùng các hình thể, chúng ta sẽ càng hiểu và nắm bắt được dễ dàng hơn.
Theo Vnexpress
KTS. Vũ Quang Định Công ty CP Kiến trúc và Xây dựng ASPACE

Giá vật liệu xây dựng Khánh Hòa năm 2014

Giá vật liệu xây dựng Tỉnh Khánh Hòa năm 2014

Hướng dẫn download: Xem tại đây


Tháng 01/2014Công văn số 213/CBGVL-LS ngày 23/01/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 01 năm 2014Download
Tháng 02/2014Công văn số 389/CBGVL-LS ngày 04/03/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 02 năm 2014Download
Tháng 03/2014Công văn số 596/CBGVL-LS ngày 28/03/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 03 năm 2014Download
Tháng 04/2014Công văn số 890/CBGVL-LS ngày 05/05/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 04 năm 2014Download
Tháng 05/2014Công văn số 1091/CBGVL-LS ngày 05/06/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 05 năm 2014Download
Tháng 06/2014Công văn số 1461/CBGVL-LS ngày 03/07/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 06 năm 2014Download
Tháng 07/2014Công văn số 1692/CBGVL-LS ngày 05/08/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 07 năm 2014Download
Tháng 08/2014Công văn số 1972/CBGVL-LS ngày 06/09/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 08 năm 2014Download
Tháng 09/2014Công văn số 2323/CBGVL-LS ngày 06/10/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 09 năm 2014Download
Tháng 10/2014Công văn số 2804/CBGVL-LS ngày 04/11/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 10 năm 2014Download
Tháng 11/2014Công văn số 3200/CBGVL-LS ngày 08/12/2014 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 11 năm 2014Download
Tháng 12/2014Công văn số 31/CBGVL-LS ngày 06/01/2015 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 12 năm 2014Download

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Giá vật liệu xây dựng Khánh Hòa năm 2013

Giá vật liệu xây dựng Tỉnh Khánh Hòa năm 2013

Hướng dẫn download: Xem tại đây


Tháng 01/2013Công văn số 280/CBGVL-LS ngày 10/02/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 01 năm 2013Download
Tháng 02/2013Công văn số 373/CBGVL-LS ngày 11/03/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 02 năm 2013Download
Tháng 03/2013Công văn số .../CBGVL-LS ngày ..../..../2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 03 năm 2013Download
Tháng 04/2013Công văn số 750/CBGVL-LS ngày 06/05/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 04 năm 2013Download
Tháng 05/2013Công văn số 1000/CBGVL-LS ngày 05/06/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 05 năm 2013Download
Tháng 06/2013Công văn số 1255/CBGVL-LS ngày 08/07/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 06 năm 2013Download
Tháng 07/2013Công văn số 1466/CBGVL-LS ngày 06/08/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 07 năm 2013Download
Tháng 08/2013Công văn số 1737/CBGVL-LS ngày 09/09/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 08 năm 2013Download
Tháng 09/2013Công văn số 1966/CBGVL-LS ngày 07/10/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 09 năm 2013Download
Tháng 10/2013Công văn số 2333/CBGVL-LS ngày 08/11/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 10 năm 2013Download
Tháng 11/2013Công văn số 2578/CBGVL-LS ngày 11/12/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 11 năm 2013Download
Tháng 12/2013Công văn số 2772/CBGVL-LS ngày 31/12/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 12 năm 2013Download

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Thuật phong thủy: luận về cây cối trong và ngoài nhà

Khi trồng một rào cây, nó chống lại tử khí, gió độc, tiếng xe cộ ồn ào và sự ô nhiễm. Rào còn che đỡ cho nhà tránh được nhiều cảnh đáng ngại như nghĩa địa, nhà thờ, đường lộ như mũi tên nhắm thẳng vào nhà. Tuy nhiên nếu trồng cây ngay trước ngỏ hay cửa sổ thì chúng lại gây ảnh hưởng xấu.vì làm ngăn trở luồng khí đi vào và hại cho khí người cư ngụ.
Cách chữa: người Hoa viết chữ chúc lành như “xuất nhập an bình” dán vào cây gây trở ngại ở chỗ ngang tầm mắt mong gặp lành khi ra vào nơi đó. Gương Bát quái cũng đạt hiệu quả, nó làm tan ảnh hưởng bất lợi.
Cây cối là một trong chín cách chữa căn bản, thường dùng để tạo hình dạng cân bằng cho nhà cửa, đất đai.Những hình ảnh dưới đây trình bày cách dùng chúng để làm mẫu trong việc chấn chỉnh quang cảnh nhà cửa:
1. Cách trồng như thế này tốt: vị trí cây trồng trong cung nào của nhà cửa là điều định đoạt cho đời sống của người ngụ cư. Nếu lối vào ở mặt A người đó sẽ nổi tiếng. Nếu ở mặt B gia đình thịnh vượng, ở mặt C có có sự nghiệp thành công và nếu ở mặt D thì sẽ phát nhờ đường con cái.
2. Nói chung, cây cối nên trồng sau nhà, đặc biệt nếu nhà quay lưng vào núi căn nhà được hưởngsự ổn định và cuộc sống người nhà sẽ phát triển tốt lành khi cây lớn dần.
3. Những cây này rất quang trọng chúng bảo vệ người nhà khỏi chết chóc.
4. Cây mọc che chắn nhà thế này là tốt vì chúng canh giữ cho tài sản nhà này. Chúng ngăn cản ảnh hưởng bệnh hoạn từ bên ngoài.Những cây tươi tốt nên trồng như các hàng 3,6,9. Nhà có cây chết chứng tỏ khí trong nhà đang xuống dốc.thật vậy, cây tốt là cây biểu hiện vận may của bạn. Nếu một cây chết là điềm báo tin buồn.Ta có thể gặp cảnh khốn khó, tai nạn hay trong nhà sẽ có người chết.
5. Vị trí của cây này tốt nếu nó không áp gần làm áp lực với căn nhà. Nếu có con đường ngắm vào nhà thì cây này ngăn ngừa được tử khí. Thêm vào sự cân đối là quan trọng.Vì nếu cây quá lớn và quá gần, nó không thể cân bằng đối lực với hậu quả bệnh hoạn do con đường gây ra. Con đường lượn hình cánh cung là nét may mắn cho người nhà và có thể giải quyết cây áp đảo nhà nếu con đường đủ rộng để ngăn cách cho nhà và cây.
6. Cây trồng ở vị trí này tốt cho nghền nghiệp và gia đình nếu nó không qú gần lối vào và che phủ rậm rạp trên con đường.
7. Cây không đưởc trồng quá gần cửa sổ. Nếu ánh sáng mặt trời không lọt vào, người nhà có thể bị đau. Không những nó cản trở khí vào nhà mà cây còn nảy rể trong lòng đất (Âm) cũng đem quá nhiều âm khí. Khi nào cây tạo dáng mỹ thuật thì tốt. Nếu nó có vẻ lấn áp tầm nhìn là xấu.
Cách chữa: treo lên bậu cửa sổ năm cái pháo đùng lớn.

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

Giá vật liệu xây dựng Khánh Hòa năm 2012

Giá vật liệu xây dựng Tỉnh Khánh Hòa năm 2012

Hướng dẫn download: Xem tại đây


Tháng 01/2012Công văn số 270/CBGVL-LS ngày 13/02/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 01 năm 2012Download
Tháng 02/2012Công văn số .../CBGVL-LS ngày ..../..../2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 02 năm 2012Download
Tháng 03/2012Công văn số .../CBGVL-LS ngày ..../..../2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 03 năm 2012Download
Tháng 04/2012Công văn số 979/CBGVL-LS ngày 11/05/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 04 năm 2012Download
Tháng 05/2012Công văn số 1200/CBGVL-LS ngày 08/06/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 05 năm 2012Download
Tháng 06/2012Công văn số 1434/CBGVL-LS ngày 09/07/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 06 năm 2012Download
Tháng 07/2012Công văn số 1858/CBGVL-LS ngày 10/09/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 07 năm 2012Download
Tháng 08/2012Công văn số 2030/CBGVL-LS ngày 08/10/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 08 năm 2012Download
Tháng 09/2012Công văn số 15/CBGVL-LS ngày 05/01/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 09 năm 2012Download
Tháng 10/2012Công văn số .../CBGVL-LS ngày .../.../2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 10 năm 2012Download
Tháng 11/2012Công văn số 2532/CBGVL-LS ngày 05/12/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 11 năm 2012Download
Tháng 12/2012Công văn số 33/CBGVL-LS ngày 17/01/2013 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 12 năm 2012Download

Giá vật liệu xây dựng Tỉnh Khánh Hòa năm 2011

Giá vật liệu xây dựng Tỉnh Khánh Hòa năm 2011

Hướng dẫn download: Xem tại đây


Tháng 01/2011Công văn số 400/CBGVL-LS ngày 04/03/2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 01 năm 2011Download
Tháng 02/2011Công văn số 600/CBGVL-LS ngày 25/03/2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 02 năm 2011Download
Tháng 03/2011Công văn số .../CBGVL-LS ngày .../.../2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 03 năm 2011Download
Tháng 04/2011Công văn số .../CBGVL-LS ngày .../.../2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 04 năm 2011Download
Tháng 05/2011Công văn số .../CBGVL-LS ngày .../.../2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 05 năm 2011Download
Tháng 06/2011Công văn số ..../CBGVL-LS ngày .../.../2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 06 năm 2011Download
Tháng 07/2011Công văn số 1850/CBGVL-LS ngày 12/08/2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 07 năm 2011Download
Tháng 08/2011Công văn số 2090/CBGVL-LS ngày 09/09/2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 08 năm 2011Download
Tháng 09/2011Công văn số ..../CBGVL-LS ngày .../.../2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 09 năm 2011Download
Tháng 10/2011Công văn số ..../CBGVL-LS ngày .../.../2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 10 năm 2011Download
Tháng 11/2011Công văn số ..../CBGVL-LS ngày .../.../2011 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 11 năm 2011Download
Tháng 12/2011Công văn số 15/CBGVL-LS ngày 05/01/2012 của liên sở Tài Chính - Xây Dựng tỉnh Khánh Hòa về việc công bố giá vật liệu xây dựng chủ yếu  trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tháng 12 năm 2011Download

Bài đăng phổ biến